Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định điều kiện ghi nhận tài sản cố định phải có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.Tháng 7/2016 công ty mình có mua 1 cần trục được thanh lý với giá là 30tr, mình đã hạch toán vào công cụ dụng cụ.Đến Tháng 9/2017 công ty tiến hành sửa chữa nâng cấp, chi phí sửa chữa lên tới 96 Triệu đồng.Cho hỏi bây giờ hạch toán như nào vậy? Có nâng cấp thành TSCĐ? hay là để làm chi phí sửa chữa rồi phân bổ dần?
Cho mình xin ý kiến nhé.
ĐẠI LÝ THUẾ ĐÔNG DƯƠNG TRẢ LỜI :
►Điểm a khoản 1 điều 4 thông tư 45/2013/TT-BTC :
a) TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
►Điều 7.Thông tư 45/2013/TT-BTC : Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định:
1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.
Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
3. Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
=> Kết luận :
- Chi phí đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh vào nguyên giá của TSCĐ đó.
- Chi phí sửa chữa tài sản cố định thì được phân bổ vào chi phí nhưng tối đa không quá 3 năm.
- Trường hợp doanh nghiệp vừa chi nâng cấp mới vừa chi sửa chữa TSCĐ phải hạch toán riêng chi phí nâng cấp và chi phí sủa chữa.