0963 600 868 - 024 6329 1858 Hỗ trợ 24h/7
EnglishKoreanVietnamese
CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ ĐÔNG DƯƠNG
THÔNG BÁO : Hạn kê khai và nộp thuế tháng 01 /2022 là ngày 20/02/2022 đề nghị người nộp thuế kê khai và nộp sớm để tránh bị phạt về hành vi nộp chậm báo cáo.

Hạch toán và kê khai thuế GTGT đối với hóa đơn hàng trả về

Doanh nghiệp xuất bán hàng hóa do sai sót , hư hỏng, không đạt tiêu chuẩn trong quá trình sử dụng. Khách hàng trả lại một phần hay toàn bộ số hàng hóa đã bán, vậy phải xử lý như thế nào để đúng thủ tục về mặt thuế, có phải xuất hóa đơn hay không và hạch toán ra làm sao. Đại lý thuế Đông Dương gửi đến các bạn bài viết dưới đây :


► Kế toán hàng bán bị trả lại : ( Hạch toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC, thông tư 133/2016/TT-BTC hạch toán thằng vào bên Nợ của Tk 511)

- Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:

+ Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Nợ TK 156 - Hàng hóa

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

+ Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng (đối với hàng hóa)

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (đối với sản phẩm)

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

- Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:

+ Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 5212 - Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311) (thuế GTGT hàng bị trả lại)

Có các TK 111, 112, 131,...

+ Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi:

Nợ TK 5212 - Hàng bán bị trả lại

Có các TK 111, 112, 131,...

- Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Có các TK 111, 112, 141, 334,...

► Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.

Kê khai thuế GTGT đối với hóa đơn hàng trả về : 

Thông tư số 39/2013/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

Khoản 3 Điều 20“Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn Điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ Điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn Điều chỉnh, người bán và người mua kê khai Điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn Điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

- Điểm 2.8 Phụ lục 4: Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuếGTGT (nếu có).

Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.”

► Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, bên bán và bên mua đã thực hiện kê khai thuế GTGT theo quy định. Sau đó, bên bán và bên mua phát hiện hàng hóa đã giao không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại một phần hay toàn bộ hàng hóa, Điều chỉnh giá trị hàng hóa bán ra thì phải lập hóa đơn trả lại hàng hóa hoặc lập hóa đơn Điều chỉnh theo quy định. Căn cứ hóa đơn trả lại hàng hoặc hóa đơn Điều chỉnh, bên bán thực hiện kê khai Điều chỉnh doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, bên mua Điều chỉnh doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng hoặc phát sinh hóa đơn Điều chỉnh.

 dụ 1: Tháng 05/2015 Công ty A xuất hóa đơn bán hàng cho Công ty B với tổng giá trị hàng hóa bán ra là 100 triệu đồng, thuế GTGT đầu ra 10 triệu đồng. Công ty A và Công ty B đã thực hiện kê khai hóa đơn này theo quy định. Tháng 07/2015, Công ty B phát hiện hàng hóa đã giao không đúng quy cách, chất lượng.

- Trường hợp Công ty B trả lại toàn bộ hàng hóa: Công ty B xuất hóa đơn trả lại hàng cho Công ty A với giá trị hàng hóa trả lại là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng. Căn cứ hóa đơn trả lại hàng, Công ty A Điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, Công ty B Điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 07/2015 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 08/2015.

- Trường hợp hai bên thống nhất Điều chỉnh giảm giá bán: Công ty A xuất hóa đơn Điều chỉnh giảm giá trị hàng hóa và thuế GTGT theo quy định. Căn cứ hóa đơn Điều chỉnh, Công ty A Điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, Công ty B Điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 07/2015 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 08/2015.

Ví dụ 2 : Tháng 05/2017 Công ty A xuất hóa đơn bán hàng cho Công ty B với tổng giá trị hàng hóa bán ra là 100 triệu đồng, thuế GTGT đầu ra 10 triệu đồng. Tháng 06/2017, Công ty B phát hiện hàng hóa đã giao không đúng quy cách, chất lượng.Công ty B trả lại toàn bộ hàng hóa: Công ty B xuất hóa đơn trả lại hàng cho Công ty A với giá trị hàng hóa trả lại là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng. Căn cứ hóa đơn trả lại hàng, Công ty A Điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, Công ty B Điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế Quý 2 năm 2017.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn thay đổi thông tin cá nhân của người đại diện pháp luật

14/10/2021

Đại lý thuế Đông Dương hướng dẫn thay đổi thông tin người đại diện pháp luật với sở kế hoạch và đầu tư . Những hồ sơ cần chuẩn bị và những bước nộp hồ sơ thay đổi thông tin người đại diện pháp luật với sở kế hoạch và đầu tư một cách chính xác nhất giúp cho các bạn không phải bổ sung nhiều...

Xuất hoá đơn trước ngày ký hợp đồng mua bán bất động sản thì hoá đơn có giá trị không?

28/09/2021

Xây dựng hạ tầng để bán nền dự án bất động sản chưa đủ điều kiện mở bán vì chưa nghiệm thu xong hạ tầng theo luật nhà ở. Công ty thu tiền khách hàng dưới hình thức hợp đồng tiến trình hoặc hợp đồng nguyên tắc theo tiến độ các đợt. Vậy xin hỏi công ty có phải kê khai thuế GTGT theo tiến độ...

Văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

26/08/2021

Văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương để thực hiện làm chế độ hỗ trợ theo hướng dẫn của nhà nước. TÊN DOANH NGHIỆP........             CỘNG...

Mẫu cam kết nuôi con hưởng chế độ nghỉ không lương và tạm hoãn hợp đồng

26/08/2021

Mẫu cam kết nuôi con hưởng chế độ nghỉ không lương và tạm hoãn hợp đồng theo chế độ nghỉ trong đại dịch covid 19. In ký đóng dấu và scan nộp đính kèm hoặc gửi chuyển phát nhanh hồ sơ đăng ký chế độ nghỉ không lương hoặc tạm hoãn hợp đồng theo mẫu cam kết nuôi con này. CỘNG HÒA XÃ HỘI...

Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

24/08/2021

Hướng dẫn người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương hưởng chế độ Covid theo quy định của pháp luật hiện hành. Người sử dụng lao động sẽ hỗ trợ thực hiện hồ sơ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương như thế nào? Đối tượng...

Copyright ® 2017 VinaETech. All Rights Reserved