Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 được xây dựng với mục đích: Xây dựng Luật quản lý thuế hoàn chỉnh, toàn diện nhằm tạo cơ sở cho quản lý thuế hiện đại, tiếp cận tới những chuẩn mực, thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của Việt Nam; Xây dựng Luật quản lý thuế rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, cho cơ quan quản lý thuế nhằm đảm bảo việc thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế theo quy định pháp luật, tích cực phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 gồm 17 Chương, 152 Điều với nhiều nội dung thay đổi về: Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế; Đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế; Giao dịch liên kết, cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thuế, thương mại điện tử; Công tác thanh tra, kiểm tra; Công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân; Tổ chức dịch vụ làm thủ tục thuế; Công tác xử lý vi phạm hành chính về thuế; Quản lý nợ thuế.
Xuất phát từ thực tế trước đây, rất nhiều tranh chấp liên quan đến các kết luận của kiểm toán nhà nước mà NNT lại khiếu nại cơ quan thuế, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 có bổ sung thêm quy định rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan kiểm toán Nhà nước trong quản lý thuế tại Điều 21.
Theo đó, khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán hoạt động đối với cơ quan quản lý thuế thì cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về KTNN, pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Còn đối với kiến nghị của kiểm toán nhà nước liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thì thực hiện như sau:
- Trường hợp kiểm toán nhà nước trực tiếp kiểm toán người nộp thuế theo quy định của Luật kiểm toán nhà nước, có nội dung kiến nghị về nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước thì kiểm toán nhà nước phải gửi biên bản hoặc báo cáo kiểm toán cho người nộp thuế và người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện kiến nghị theo báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với kiến nghị của kiểm toán nhà nước thì người nộp thuế có quyền khiếu nại kiến nghị của kiểm toán nhà nước .
- Trường hợp kiểm toán nhà nước không trực tiếp kiểm toán đối với người nộp thuế, mà thực hiện kiểm toán tại cơ quan quản lý thuế có nội dung kiến nghị nêu trong báo cáo kiểm toán liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, thì kiểm toán nhà nước gửi bản trích sao có kiến nghị liên quan đến nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế để thực hiện. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiến nghị của kiểm toán nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với nghĩa vụ thuế phải nộp thì người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan quản lý thuế, kiểm toán nhà nước xem xét lại nghĩa vụ thuế phải nộp. Căn cứ đề nghị của người nộp thuế, kiểm toán nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc xác định chính xác nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cơ quan thuế xin thông tin về nội dung quản lý thuế liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan kiểm toán nhà nước để các tổ chức và cá nhân quan tâm nắm bắt được.
-
CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ ĐÔNG DƯƠNG
" Nơi gửi trọn niềm tin "
- MST : 0107819578
- Địa chỉ trụ sở chính : Số 120 phố Yên Bình, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- VPDD Bắc Giang : Thôn Hoa, Xã Xuân Hương, Huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
- Website: https://dailythuedongduong.vn
- Email : dailythuedongduong@gmail.com - kinhdoanh@thuedongduong.com
- ♦ Đại lý thuế - chuyên cung cấp dịch vụ kế toán - thuế, thủ tục với sở kế hoạch và đâu tư nhanh và uy tín